Diễn biến Chiến_tranh_Nam_Ossetia_2008

  • 1 tháng 8 - Vào khuya ngày này, các cuộc giao tranh dày đặc bắt đầu giữa quân đội Gruzia và lực lượng vũ trang Nam Ossetia. Gruzia cho rằng những người muốn Nam Ossetia ly khai đã nã pháo vào các ngôi làng của Gruzia và vi phạm lệnh ngừng bắn. Nam Ossetia phủ nhận đã kích động xung đột[30].
  • 2 tháng 8 - Những người Nam Ossetia bắt đầu sơ tán sang Nga.
Người lính Gruzia thuộc Tiểu đoàn 113 đang tham gia chiến đấu tại Nam Ossetia
  • 5 tháng 8 - Đại sứ Nga Yuri Popov cảnh cáo rằng Nga sẽ tham dự nếu nổ ra tranh chấp[31][32]. Dmitry Medoyev, đại diện của tổng thống Nam Ossetia, đã tuyên bố tại Moskva: "Đã có nhiều tình nguyện viên gia nhập, chủ yếu từ Bắc Ossetia" vào Nam Ossetia[33][34].
  • 7 tháng 8 - Tổng thống Mikheil Saakashvili ra lệnh cho quân đội Gruzia ngừng bắn[35][36]. Tuy nhiên, các cuộc giao tranh vẫn nổ ra ngày một nhiều hơn[37][38]. Nhiều giờ sau khi công bố ngừng bắn, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Mikheil Saakashvili thề sẽ khôi phục quyền điều khiển của Tbilisi lên cái mà ông gọi là "chế độ tội ác" tại Nam Ossetia và Abkhazia và lập lại trật tự[38]. Trong suốt đêm cho đến sáng sớm, Gruzia tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm bao vây và chiếm giữ thủ phủ của nước Cộng hòa Nam Ossetia ly khai, Tskhinvali[39] vì vậy đã phá vỡ những thỏa thuận ngừng bắn năm 1992 và băng qua khu vực an ninh được thành lập theo thỏa thuận đó[40]. Những đợt pháo dữ dội, trong đó có rốc-két của Gruzia đổ xuống Nam Ossetia[41] biến nhiều phần của thành phố này trở thành đống đổ nát, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà những nguồn tin của chính quyền Nga gọi đó sự diệt chủng. Tin tức về cuộc pháo kích được báo chí Nga đưa tin liên tục trước khi xảy ra các phản ứng quân sự sau đó, mà theo như Nga tuyên bố là để bảo vệ người dân Nam Ossetia chống lại điều mà họ gọi là "sự diệt chủng của quân đội Gruzia"[42]. Nga cho rằng có đến 2.000 người chết tại Tskhinvali sau cuộc pháo kích[43]. Mức độ thương vong của dân thường sau đó vẫn còn là điều tranh cãi của các nguồn tin[44]. Tổng thống Saakashvili sau đó tuyên bố rằng phía Nga đã đưa xe tăng vào vùng tranh chấp trước khi ông ra lệnh cho quân đội Gruzia tấn công[45]. Theo lời đề nghị của Nga, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tổ chức cuộc thảo luận vào lúc 4 sáng ngày 8 tháng 8 (theo giờ UTC), tiếp đó là một cuộc họp mở rộng vào lúc 6 giờ 15 phút sáng, có cả Gruzia tham gia. Trong cuộc nhóm họp đó, các thành viên Hội đồng đã thảo luận về một thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, họ không thể đi đến thống nhất[46].
  • 8 tháng 8 - Vào buổi sáng, Gruzia tuyên bố đã bao vây thành phố và chiếm được tám làng của Nam Ossetia[47]. Một kênh truyền hình độc lập của Gruzia đã thông báo rằng quân đội Gruzia đã giành được quyền kiểm soát thành phố[48]. Nga gửi quân đội vượt qua biên giới Gruzia, tiến vào Nam Ossetia. Trong vòng năm ngày giao tranh, quân đội Nga đã giành được khu vực thủ phủ Tskhinvali, đẩy lùi quân Gruzia, và tiêu diệt phần lớn cơ sở hạ tầng quân sự của Gruzia bằng cách không kích sâu bên trong lãnh thổ của quốc gia này[49].
Bản đồ giản lược của cuộc chiến
  • 9 tháng 8 - Một động thái diễn ra tại khu vực Biển Đen ngoài khơi Abkhazia dẫn đến việc Hải quân Nga đánh đắm một chiếc tàu ngư lôi của Gruzia. Nga tuyên bố rằng tàu Gruzia đã xâm nhập khu vực an toàn của tàu chiến Nga, và hành động của Hải quân Nga là đúng với luật pháp quốc tế. Mặt trận thứ hai được mở do quân đội của nước Cộng hòa Abkhazia ly khai của Gruzia tại thung lũng Kodori, khu vực duy nhất của Abkhazia mà trước chiến tranh vẫn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Gruzia. Phần lớn quan sát viên quốc tế bắt đầu kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột[50]. Liên minh châu ÂuHoa Kỳ bày tỏ sự sẵn sàng gửi một phái đoàn hỗ hợp để cố gắng thương thảo một hiệp ước ngừng bắn[51].
  • 11 tháng 8 - Nga từ chối đối thoại hòa bình với Gruzia cho đến khi nước này rút khỏi Nam Ossetia và ký một hiệp ước ràng buộc hợp pháp tuyên bố không sử dụng quân đội chống lại Nam Ossetia và Abkhazia[52]. Vào đêm đó, lính dù Nga đóng tại Abkhazia đã thực hiện cuộc đột kích sâu bên trong lãnh thổ Gruzia để phá hủy các căn cứ quân sự mà từ đó Gruzia có thể gửi quân cứu viện đến quân đội đang bị giam chân tại Nam Ossetia. Quân đội Nga cũng đã tấn công rồi rút khỏi căn cứ quân sự ở gần thị trấn Senaki bên ngoài Abkhazia vào ngày 11, phá hủy hoàn toàn căn cứ đó[53]. Gori bị quân Nga pháo kích và ném bom trong khi quân đội Gruzia và phần lớn dân cư của Quận Gori rút chạy[54][55][56]. Vì Gori nằm trên trục đường chính của Gruzia, sự chiếm đóng của quân Nga, cùng với việc phá hủy các cầu đường sắt, đã chia cắt sự liên lạc và hậu cần của Gruzia làm hai.
  • 12 tháng 8 - Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố ông đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch quân sự tại Gruzia[57] Sau đó, cũng vào ngày này, tổng thống Nga đã thông qua kế hoạch hòa bình 6 điểm do Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, Nicolas Sarkozy, làm trung gian tại Moskva; cả hai bên dự định sẽ ký nó vào ngày 17[58]. Quân đội Nga đi qua cảng Poti, và chiếm các vị trí xung quanh cảng[59].
  • 13 tháng 8 - Tất cả quân đội Gruzia còn lại, cùng với ít nhất 1.500 dân thường tại thung lũng Kodori đã lui về phía Gruzia kiểm soát[60][61]. Người ta nhìn thấy quân đội Nga trên đường từ Gori đến Tbilisi nhưng dừng lại ở phía bắc, cách Tbilisi khoảng 1 giờ đồng hồ xe chạy, rồi đóng quân tại đó. Quân đội Gruzia vẫn kiểm soát đoạn đường dài sáu dặm (khoảng 10 km) ngoài Tbilisi[62][63].
  • 14 tháng 8 - Những nỗ lực thiết lập những nhóm tuần tra chung gồm cảnh sát Gruzia và Nga đã đổ vỡ do sự mâu thuẫn ra mặt giữa các thành viên của nhóm[64][65][66].
  • 15 tháng 8 - Reuters nói rằng quân đội Nga đã tiến thêm 34 dặm (55 km) về phía Tbilisi, khoảng cách gần nhất từ đầu cuộc chiến; họ dừng lại ở Igoeti 41°59′22″B 44°25′4″Đ / 41,98944°B 44,41778°Đ / 41.98944; 44.41778, một giao lộ quan trọng. Vào ngày hôm đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã đi đến Tbilisi, nơi Saakashvili sẽ ký kế hoạch hòa bình 6 điểm dưới sự chứng kiến của bà[67][68].
  • 16 tháng 8 - Quân Nga đã chiếm Poti, cũng như các căn cứ quân sự ở Gori và Senaki[69][70].
  • 17 tháng 8 - Nhà báo Richard Galpin của BBC, người đã trải qua hai ngày đi từ cảng Biển Đen của Poti đến Tbilisi, nói rằng quân đội Gruzia dường như đang mất dần sự kiểm soát đường quốc lộ vào tay lính Nga[71]. Theo Gabriel Gatehouse của BBC, sự hiện diện của quân Nga tại Gori đã "giảm đáng kể" và có thể nhìn thấy các đoàn cứu trợ nhân đạo. Nhưng ông nói rằng lính Nga vẫn kiểm soát cửa ngõ ra vào chính của thị trấn[72].
  • 19 tháng 8 - Quân đội Nga ở Poti bắt được 21 lính Gruzia xâm nhập thành phố. Họ bị giải tới căn cứ quân sự Nga tại Senaki; đã có những tranh cãi về việc những người này có được thả ra hay chưa[73]. Một số xe quân sự Nga rời Gori đến nơi chưa được xác định[74]. Cũng vào hôm đó, lính Nga và Gruzia trao đổi tù binh chiến tranh. Gruzia nói rằng họ đã đưa 5 lính Nga, để đổi 15 người Gruzia, trong đó có 2 thường dân[75].
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rice thăm những người tỵ nạn bị thương tại Bệnh viện Trung tâm Tbilisi
  • 22 tháng 8 - Ít nhất 40 xe chở lính Nga đã rời Gori; những đội quân Nga khác vẫn còn ở khu vực của Gruzia và đào công sự[76] ở bên ngoài Poti. Tại một cuộc họp báo, Đại tướng Anatoly Nogovitsyn nhấn mạnh rằng "Những lực lượng tuần tiễu này đã được dự tính trong thỏa thuận quốc tế, Poti nằm bên ngoài khu vực an ninh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ ngồi đằng sau hàng rào để xem họ đi xung quanh trên những chiếc Hummer"[77]. Tổng thống Sarkozy đã cảm ơn Tổng thống Medvedev vì đã hoàn thành lời hứa liên quan đến việc rút quân Nga, trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rút lui sớm sự hiện diện của quân đội Nga tại trục Poti / Senaki[78].
  • 23 tháng 8 - Nga tuyên bố sẽ rút các lực lượng của mình về những đường biên mà họ cho rằng đã hoàn thành kế hoạch 6 điểm: bên trong Abkhazia, Nam Ossetia, và "hành lang an ninh" xung quanh Nam Ossetia. Phần lớn quân đội Nga rời khỏi đất Gruzia; mặt khác, những điểm chốt vẫn tồn tại trên quốc lộ từ Tbilisi đến Poti, cách Nam Ossetia 8 kilômét; hai trạm kiểm soát của Nga vẫn còn bên ngoài Poti[79].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nam_Ossetia_2008 http://www.theage.com.au/world/looting-and-ethnic-... http://en.apa.az/news.php?id=86390 http://www.caucaz.com/home_eng/depeches.php?idp=77... http://www.channel4.com/news/articles/politics/int... http://edition.cnn.com/2008/WORLD/europe/08/09/geo... http://edition.cnn.com/2008/WORLD/europe/08/14/geo... http://www.ft.com/cms/s/0/25ec7414-723c-11dd-a44a-... http://google.com/search?q=cache:IBMRO4zYhk4J:www.... http://afp.google.com/article/ALeqM5jy0s0tG42xwDFY... http://ap.google.com/article/ALeqM5gDNLWfQWKrQc48p...